Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, đầy đủ, ngoài ra các em tìm hiểu thêm về chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời, các mùa trong năm...Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc là:

Lời giải:

Chí tuyến Bắc

I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

- Chuyển động biểu kiến là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.

- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.

- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam

Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc

II. Các mùa trong năm

- Khái niệm: Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Thời gian các mùa trong năm (ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu):

+ Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

- Nguyên nhân sinh ra các mùa: Do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

Khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

  • Theo mùa:

* Ở Bắc bán cầu:

- Mùa xuân, mùa hạ:

+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.

+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

- Mùa thu và mùa đông:

+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.

* Ở Nam bán cầu thì ngược lại:

  • Theo vĩ độ:

+ Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.

+ Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

+ Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

+ Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm

IV. Một số bài tập luyện tập

Câu 1: hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi hăm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Lời giải:

- Khu vục có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm một lần: chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Vì: Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23o 27’ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuvển từ 23o 27’ N lên 23o27' B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực. Vì: trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 66o33'. Để tạo góc 90o thì góc phụ phải là 23o27', trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23o27’.

Câu 2: Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Lời giải:

Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc. Mùa hạ (đêm tháng năm) ngày dài hơn đêm. Mùa đông (tháng mười), ngày ngắn hơn đêm.

Câu 3: Sự thay đổi các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?

Lời giải:

- Tạo nên nhịp điệu mùa của cảnh quan thiên nhiên (thiên nhiên khác nhau giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông).

- Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích hợp với các mùa ( Ví dụ mùa thu hoạch các loại trái cây: mùa vụ lúa, mùa thu hoạch cà phê,...).

Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 37 lượt xem
Chủ đề liên quan