Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài chi tiết, đồng thời các em tìm hiểu thêm về sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á, sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á...Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là

A. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới

B. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm

C. Có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn

D. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm

Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn và bị chia cắt nên không có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn. Tuy nhiên, thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng này một điều kiện hết sức thuận lợi - đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa.Hai mùa là mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm. Đây là đặc điểm tự nhiên chính tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia Đông Nam Á.

1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á?

- Hiện nay Đông Nam Á có 11 nước là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Ma-lai-xi-a, Xingapo, In-đô-nê-xi-a, Philippin, Bru-nây, Đông-Timo.

- Điều kiện tự nhiên: Địa hình rộng lớn, bị chia cắt bởi những dãy núi đá vôi, không có đồng bằng rộng lớn; khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.

- Điều kiện ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:

+ Đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt.

+ Việc buôn bán đường biển phát đạt, một số thành thị - hải cảng ra đời như Óc EO (An Giang), Takola (Mã Lai)…

+ Do ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình.

=> Đó chính là những điều kiện dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

* Quá trình hình thành:

- Từ thế kỉ VII đến X, ở Đông Nam Á hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc.

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

+ In-đô-nê-xi-a thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hit (1213 - 1527).

+ Trên bán đảo Đông Dương ngoài Đại Việt, Chăm-pa, vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng.

+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi từ giữa thế kỉ XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Pa-gan (sau là Mianma).

+ Thế kỉ XVI, thống nhất lập vương quốc Su-khô-thay (Thái).

+ Giữa thế kỉ XIV vương quốc Lan Xang thành lập.

* Phát triển:

- Kinh tế: Cung cấp lượng lớn lứa gạo, sản phẩm thủ công…cho nhiều nước trên thế giới.

- Chính trị: Tổ chức bọ máy chặt chẽ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Văn hóa: Các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.

3. Vương quốc Cam pu chia

- Là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam Á.

- Tộc người Khơ me (thuộc nhóm Môn c ),sống ở phía bắc Cam-pu-chia, giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước, biết khắc chữ Phạn ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.

- Thế kỉ VI đến VIII lập nước Chân Lạp.

- Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam-pu-chia (Ăng-co huy hoàng):

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

+ Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham-pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai

+ Kinh đô Ăng-co với đền tháp đồ xộ như Ang-co-vát, Ang-co-Thom.

- Cuối thế kỷ XIII suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang-co, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm-Pênh).

- Năm 1863 bị Pháp xâm lược.

* Văn hóa: rất độc đáo

- Có chữ viết riêng từ chữ Phạn.

- Văn học dân gian và văn học viết phản ảnh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người.

- Kiến trúc Hin-đu giáo và kiến trúc Phật giáo: quần thể Ang-co-Vát và Ang-co-Thom.

4. Vương quốc Lào

- Người Lào Thơng tạo ra chum đá (cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng).

- Thế kỷ XIII người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm

- Năm 1353 Pha Ngừm lập nước Lan Xang - Triệu Voi

- Vua Lang Xang (XV – XVII): chia đất nước thành các mường ; xây dựng quân đội ; quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.Cương quyết chống xâm lược Miến Điện.

- Thế kỷ XVIII Lang Xang suy yếu bị Xiêm chiếm (khởi nghĩa của Chậu A Nụ chống Xiêm năm 1827).

- Thế kỷ XIX là thuộc địa của Pháp.

- Người Lào thích ca hát

- Thế kỷ XIII, đạo phật truyền vào theo một dòng mới.

- Kiến trúc có Thát Luổng.

Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức môn Địa lí 10 đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 16 lượt xem
Chủ đề liên quan