Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ Ôn tập Địa 7

  • 1 Đánh giá

Để trả lời cho câu hỏi Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ - Địa lí 7, KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi lời giải chi tiết, chính xác trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi: Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?

A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.

B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.

C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.

D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.

Sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ vì thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.

Giải thích:

Sông ngòi miền đới lạnh bị đóng băng suốt mùa đông, mùa hạ Mặt Trời chiếu sáng làm tăng nhiệt độ khiến băng tan gây ra hiện tượng lũ băng lớn vào thời kì này.

Đặc điểm của môi trường

a. Vị trí

Môi trường đới lạnh (hay còn gọi là hàn đới) nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực Bắc Nam. Môi trường đới lạnh ở bán cầu Bắc chủ yếu là đại dương, còn ở bán cầu Nam chủ yếu là lục địa.

b. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của môi trường đới lạnh vô cùng khắc nghiệt. Đặc trưng của môi trường này là một mùa đông rất dài, Mặt Trời hiếm khi xuất hiện, có nhiều bão tuyết quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm của môi trường đới lạnh luôn dưới -10oC, xuống thấp nhất tới -50oC. Lượng mưa thấp, trung bình năm ở mức dưới 500 mm. Mưa rơi chủ yếu ở dạng tuyết, đất đóng băng quanh năm và chỉ tan một lớp rất mỏng trên bề măt khi mùa hạ tới.

Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?
Mùa hạ có thời gian ngắn khoảng 2 – 3 tháng. Mặt Trời mọc và chỉ di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời, lên đến tận 6 tháng liền. Vào mùa hạ, nhiệt độ có cải thiện hơn nhưng cũng không thể vượt quá 10oC.

Đặc biệt, bề dày của mặt băng ở Bắc Cực có thể lên đến 10m. Khi các biển băng bị vỡ ra về mùa hè sẽ hình thành các tảng băng trôi, trôi dạt về phương nam. Còn ở Nam Cực và đảo Gron-len, băng tuyết đóng thành các khiên băng dày lên tới 1500m. Những tảng băng khổng lồ, những núi băng có thể chảy theo các dòng biển về miền xích đạo.

Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai cực tan chảy bớt, diện tích băng thu hẹp lại.

Câu hỏi ôn môn Địa lí 7 được trả lời chi tiết, chính xác sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức, giải đáp các câu hỏi cùng bài tập khó nhằm học tốt môn Địa lớp 7. Chuyên mục Soạn Địa lí 7 không chỉ bao gồm các bài soạn mà còn tổng hợp tất cả các câu hỏi ôn tập kiểm tra chia thành nhiều phần tương ứng với chương trình học môn Địa lí lớp 7 nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức.

  • 26 lượt xem
Chủ đề liên quan