Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi, với hướng dẫn chi tiết, ngắn gọn hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung của bài, các em tham khảo nhé

1. Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi - Đề số 1

Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a) Tỏ thái độ khen, chê.

b) Khẳng định, phủ định.

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

Trả lời:

Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen chê:

- Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: Sao bé ngoan thế nhỉ?, về nhà em bé của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá kêu lên: "Sao em lại phá thế nhỉ?"

b. Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: "Đánh đàn cũng hay đấy chứ?" Thấy vậy bạn em bĩu mói: "Đánh đàn thì hay gì?"

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn: Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: "Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không?"

Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi hay nhất

2. Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi - Đề số 2

Các câu hỏi sau được dùng làm gì?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: "Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này."

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc "Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?"

c) Chị tôi cười: "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?"

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?"

Đáp án: Các câu hỏi đã cho dược dùng để:

a. Mẹ yêu cầu con nín khóc.

b. Thể hiện sự chê trách.

c. Chị chê em vẽ ngựa không giống.

d. Bà cụ yêu cầu, nhờ cậy, giúp đỡ.

3. Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi - Đề số 3

Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào?

d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: "Đá cầu là thích nhất " Bạn Nam lại nói: "Chơi bi thích hơn." Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình: chơi diều cũng thú vị.

Trả lời:

Đặt câu phù hợp với các tình huống đã cho

a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện được không?

b. Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?

c. Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?

d. Chơi diều cũng thích đấy chứ?

4. Bài tập kĩ năng đặt câu hỏi SGK Tiếng Việt 4

Câu 1 trang 142 sgk Tiếng Việt 4

Các câu hỏi sau được dùng làm gì?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: "Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này."

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc "Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?"

c) Chị tôi cười: "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?"

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?"

Gợi ý trả lời

Câu hỏi có thể được dùng để thể hiện:

+ Thái độ khen chê

+ Sự khẳng định, phủ định

+ Yêu cầu, mong muốn

Trả lời:

Các câu hỏi đã cho dược dùng để:

a. Mẹ yêu cầu con nín khóc.

b. Thể hiện sự chê trách.

c. Chị chê em vẽ ngựa không giống.

d. Bà cụ yêu cầu, nhờ cậy, giúp đỡ.

Câu 2 trang 143 sgk Tiếng Việt 4

Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào?

d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: "Đá cầu là thích nhất " Bạn Nam lại nói: "Chơi bi thích hơn." Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình: chơi diều cũng thú vị.

Trả lời:

Đặt câu phù hợp với các tình huống đã cho

a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện được không?

b. Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?

c. Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?

d. Chơi diều cũng thích đấy chứ?

Câu 3 trang 143 sgk Tiếng Việt 4

Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a) Tỏ thái độ khen, chê.

b) Khẳng định, phủ định.

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

Trả lời:

Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen chê:

- Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: Sao bé ngoan thế nhỉ?, về nhà em bé của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá kêu lên: "Sao em lại phá thế nhỉ?"

b. Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: "Đánh đàn cũng hay đấy chứ?" Thấy vậy bạn em bĩu mói: "Đánh đàn thì hay gì?"

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn: Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: "Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không?"

Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 65 lượt xem