Trái nghĩa với giữ gìn là từ nào? Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Trái nghĩa với giữ gìn là từ nào? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Giữ gìn thể hiện thái độ trân trọng đối với những thứ mà chúng ta có, giữ gìn sẽ làm cho những đồ vật được mới lâu hơn và có giá trị sử dụng cũng dài lâu hơn. Để tìm hiểu thêm về giữ gìn mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé

Câu hỏi: Trái nghĩa với giữ gìn là từ nào?

Trả lời:

Trái nghĩa với giữ gìn là các từ như phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại…

Ví dụ: Bạn Lan luôn giữ gìn quyển sách luôn mới – Bạn Lan hủy hoại cuốn sách mà mẹ bạn ấy tặng nhân ngày sinh nhật.

1. Giữ gìn nghĩa là gì?

– Giữ gìn hiểu theo nghĩa chung nhất là giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, hoặc tổn hại. Trong cuộc sống chúng ta thường bắt gặp nhiều hoạt động đi với giữ gìn. Ví dụ như giữ gìn sức khỏe, giữ gìn đồ vật được mới, giữ gìn hạnh phúc gia đình hoặc giữ gìn văn hóa dân tộc…

+ Theo cách hiểu thông thường giữ gìn gắn với đồ vật thì giữ gìn đồ vật mình sử dụng luôn được nguyên vẹn, được mới lâu hơn và có giá trị sử dụng lâu hơn về thời gian. Ví dụ như giữ gìn quyển sách luôn mới; giữ gìn chiếc xe…

+ Giữ gìn sức khỏe là việc chúng ta luôn có sự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên cũng như ngủ đủ giờ. Việc giữ gìn sức khỏe được hiểu là việc chăm sóc, bảo vệ và duy trì cho bản thân một sức khỏe tốt.

+ Giữ gìn hạnh phúc gia đình cũng là một cụm từ khá quen thuộc, giữ gìn hạnh phúc gia đình là việc chúng ta phải biết cách yêu thương, quan tâm và dành thời gian cho gia đình của mình để gia đình luôn là nơi hạnh phúc mà chúng ta tìm về.

Như vậy có thể thấy từ giữ gìn được đặt trong nhiều việc khác nhau, tuy nhiên nghĩa chung nhất của nó là giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, hoặc tổn hại.

+ Giữ gìn đồ vật hoặc giữ gìn một khía cạnh nào đó là một điều cần thiết đối với chúng ta. Giữ gìn thể hiện thái độ trân trọng đối với những thứ mà chúng ta có, giữ gìn sẽ làm cho những đồ vật được mới lâu hơn và có giá trị sử dụng cũng dài lâu hơn. Chúng ta có thể bớt một phần chi phí để mua các đồ vật khác sử dụng thay thế. Hoặc đối với sức khỏe chúng ta cũng nên biết cách giữ gìn sức khỏe của bản thân mình để có một sức khỏe tốt, có sức khỏe tốt chúng ta mới có thể học tập và làm việc, thực hiện những điều mà mình mong muốn.

+ Người có tính giữ gìn đồ vật, giữ gìn những mối quan hệ, hạnh phúc mà mình có là thường là người cẩn thận và biết trân trọng mọi thứ trong cuộc sống của mình.

+ Trái ngược với giữ gìn là phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại …Đây là những đức tính không tốt của con người. Những người có những tính cách này thường là những người không có sự trân trọng đối với những gì mình có, ví dụ như đồ vật phục vụ cho cuộc sống của mình, những mối quan hệ mà mình có hoặc với nguy hiểm hơn là phá hủy chính sức khỏe của mình.

Phá hoại sức khỏe của chính mình là sự phá hoại kinh khủng nhất đó có thể là việc sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá hoặc sống buông thả không quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình. Những người thường hay có tính phá hủy cần phải rèn luyện và loại bỏ những đức tính này.

Tuy nhiên đặt vào một khía cạnh nào đó thì phá hủy cũng là cần thiết như việc phá bỏ một căn nhà cũ để xây dựng một căn nhà mới…

Trái nghĩa với giữ gìn là từ nào?

2. Từ trái nghĩa là gì?

Chúng ta thường xuyên bắt gặp các từ như: cao – thấp, già – trẻ, khỏe – yếu,…để miêu tả hoặc chỉ tính chất của người hoặc vật. Và đây chính là các cặp từ trái nghĩa. Vậy từ trái nghĩa là gì? Từ trái nghĩa được dùng là những từ, cặp từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa.

Ví dụ như: “Chồng thấp mà lấy vợ cao – Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.

Một câu thơ đưa từ trái nghĩa vào vừa thể hiện sự tương phải về đối tượng nói đến, vừa có vai trò phân tích cụ thể những hiện tượng thực tế trong cuộc sống được đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm của dân gian.

Tuy nhiên, đối với những từ ngữ có vẻ đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa, điều này được thể hiện rõ rệt qua câu nói: “Nhà cậu tuy bé mà xinh” hay “cô ấy đẹp nhưng lười”.

Có thể thấy các cặp từ: bé – xinh; Đẹp – lười nghe ra có vẻ là đối lập nhưng lại không hề, bời chúng không nằm trong quan hệ tương liên.

3. Từ trái nghĩa có mấy loại?

Ở phần trên chúng ta đã được giải thích từ trái nghĩa là gì? Vậy từ trái nghĩa có mấy loại?

Hiện nay, từ trái nghĩa được chia làm hai loại như sau:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn:

Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn:

Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…

Như vậy, từ trái nghĩa có hai loại nêu trên. Để sử dụng chính xác các từ trái nghĩa cùng theo dõi nội dung dưới đây những trường hợp nên dùng từ trái nghĩa nhé.

4. Những tiêu chí xác định những cặp từ trái nghĩa

Nội dung liên quan đến từ trái nghĩa là gì, việc xác định những cặp từ trái nghĩa cũng rất quan trọng. Việc xác định không quá phức tạp, tuy nhiên chúng cũng được phân định dựa trên các tiêu chí như sau:

– Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có một khả năng kết hợp với một từ khác bất kỳ nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép, tức là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh.

Ví dụ: Người xinh – người xấu, quả đào ngon – quả đào dở, no bụng đói con mắt…

– Nếu là từ trái nghĩa thì hai từ này chắc chắn phải có mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau thường xuyên và mạnh.

– Phân tích nghĩa của hai từ đó có cùng đẳng cấp với nhau không.

Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng đảm bảo tính đẳng cấp về nghĩa thì cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất được gọi là trung tâm đừng đầu trong chuỗi các cặp trái nghĩa.

Ví dụ: Cứng – mềm: Chân cứng đá mềm; Mềm – rắn: Mềm nắn rắn buông. Trong ví dụ trên thì cặp: cứng – mềm / mềm – rắn đều phải đứng ở vị trí trung tâm, vị trí hàng đầu.

Đối với từ trái nghĩa Tiếng Việt, ngoài những tiêu chí trên, còn có thể quan sát và phát hiện từ trái nghĩa ở những biểu hiện sau:

– Về mặt hình thức, từ trái nghĩa thường có độ dài về âm tiết và rất ít khi lệch nhau

– Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa thường đi đôi với nhau, tạo thành những kết hợp như: xinh – xấu, già – trẻ, hư – ngoan…

Ví dụ: Với từ “nhạt”: (Muối) nhạt trái với mặn: cơ sở chung là “độ mặn”; (Đường) nhạt trái với ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”; (Tình cảm) nhạt ngược với đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”; (Màu áo) nhạt trái với đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.

Trái nghĩa với giữ gìn là từ nào? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài học này các em sẽ nắm được nội dung của bài, từ đó áp dụng tốt vào giải bài tập tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 67 lượt xem