Trái nghĩa với trung thực là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Trái nghĩa với trung thực là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Trung thực là phẩm chất quan trọng bao hàm việc đáng tin cậy, trung thành, công bằng và chân thành tạo nên một cuộc sống tích cực, lành mạnh và hạnh phúc. Dưới đây là nội dung của bài Trung thực, biểu hiện của trung thục và tại sao cần trung thực. Mời các em cùng tham khảo

Câu hỏi: Trái nghĩa với trung thực là gì?

Trả lời:

Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...

I. Trung thực là gì?

- Trung thực là phẩm chất quan trọng bao hàm việc đáng tin cậy, trung thành, công bằng và chân thành tạo nên một cuộc sống tích cực, lành mạnh và hạnh phúc. Việc sống trung thực giúp chúng ta xây dựng được uy tín, sự tín nhiệm với mọi người xung quanh.

II. Biểu hiện của trung thực

- Biểu hiện của đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng từ lối sống hàng ngày của mỗi cá nhân.

- Những người luôn tôn trọng lẽ phải, tin vào công lý. Những người dám nhận lỗi lầm của bản thân. Người không bao che cho kẻ xấu cũng như việc xấu. Họ là những người sống trung thực.
Trong đời sống hàng ngày thì thật thà, dũng cảm và biết nghe lời.

- Trong công việc kinh doanh thì không gian lận, buôn lậu hay làm việc trái pháp luật.

- Người đối với người sẽ là tình cảm chân thành thật thà thì tốt biết bao.

III. Tại sao cần trung thực?

- Sống trung thực giúp con người ta nâng cao phẩm giá bản thân. Được mọi người tôn trọng yêu mến. Đồng thời mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui trong cuộc sống.

- Việc sống trung thực sẽ giúp chúng ta phân định phải sai. Sự sai lệch về đạo đức chính là đã sống không đúng cách. Dẫn đến nhầm lẫn và có ý niệm sai lệch về đạo đức con người.

- Nếu muốn mọi thứ xung quanh chúng ta đều tốt đẹp thì cần phải sống chân thành trước đã. Bởi ngoài xã hội luôn tồn tại bao dối trá khôn lường. Để có thể tiến tới lối sống văn minh, lành mạnh thì mỗi cá thể trong tập thể đều cần chung tay góp sức xây dựng cộng đồng thành thật, yêu thương con người.

- Nếu không, chúng ta sẽ là những con người giả dối. Chúng ta sẽ có những mối quan hệ giả dối. Hôm nay lừa người ngày mai người lừa. Quanh đi quẩn lại vẫn là lừa nhau. Những thiệt hại nhỏ là về tinh thần, thiệt hại lớn là về vật chất. Và cuối cùng là ta không còn biết tin vào điều gì trong cuộc đời này nữa. Một xã hội đáng ghét.

- Đâu ai muốn sống trong xã hội như thế phải không nào?

- Bởi vậy, chúng ta xây dựng lòng trung thực cho con trẻ cũng như cho bản thân.

- “Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan – Thomas Jefferson”

IV. Những câu chuyện cổ tích về lòng trung thực.

1. Lòng trung thực của một gã ăn mày đáng kính

Một ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia: "Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này".

Trái nghĩa với trung thực là gì?

Người quản gia trả lời: "Tôi phải hỏi ý kiến bà chủ đã".

Bà chủ là một quý bà hà tiện, bà nói: "Hãy cho ông lão tội nghiệp một ổ bánh mì. Một thôi nhé. Đưa bánh ngày hôm qua ấy".

Ông lão trở về gốc cây nơi trú ngụ cả ngày lẫn đêm, ngồi xuống lôi ổ bánh vừa xin được ra ăn. Đột nhiên, răng ông cắn phải vật gì đó rất cứng. Ông lão hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra chiếc nhẫn vàng nạm kim cương mặt ngọc trai.

"Mình thật may mắn!", ông lão nghĩ thầm. "Mình bán chiếc nhẫn này đi và sẽ có đủ tiền trong một thời gian dài".

Thế nhưng, lòng trung thực của ông lão ngay lập tức ngăn ý định đó lại: "Không, ta sẽ tìm chủ nhân của chiếc nhẫn và trả lại cho họ". Bên trong chiếc nhẫn có khắc hai chữ "J. X". Ông lão liền đi thẳng đến cửa hàng và tìm hỏi cuốn niên giám điện thoại. Cả thị trấn chỉ có mỗi một gia đình có tên bắt đầu bằng chữ "X": gia đình Xofaina.

Quyết tâm sống trung thực, ông lão vội đi tìm nhà Xofaina. Và rất bất ngờ vì đó chính là gia đình đã cho ông ổ bánh. Ông nói với người quản gia: "Tôi tìm thấy chiếc nhẫn vàng trong ổ bánh ngài mới cho tôi". Bà chủ vui mừng khôn xiết: "May quá, tìm được chiếc nhẫn bị mất tuần trước rồi. Ta đã làm rơi nó khi coi thợ nhào bột làm bánh. Chữ 'J.X' là tên viết tắt tên của ta, Josermina Xofaina".

Sau một hồi suy nghĩ, bà chủ nhà nói: "Hãy cho ông lão tội nghiệp đó bất kỳ cái gì ông ấy muốn, miễn là đừng đắt quá". Ông quản gia quay qua hỏi ông lão: "Vì hành vi cao thượng, ông muốn nhận được phần thưởng gì?". Ông lão ăn xin nói: "Cho tôi một ổ bánh mì! Thế là đủ cho tôi rồi". Thấy ông không có lòng tham, bà chủ bỗng nảy ra sáng kiến giữ ông lại để trông nom kho trong nhà. Từ đó bà hoàn toàn an tâm không bao giờ còn sợ mất trộm. Còn ông lão thì có việc làm đến suốt đời".

Một gã ăn mày có tấm lòng đáng kính, dù nghèo đói cũng không làm con người ta trở nên xấu xa. Mà thực chất trong môi trường khắc nghiệt ấy chỉ càng khiến cho lòng trung thực của con người tỏa sáng và được đền đáp xứng đáng.

2. Con rùa vàng

Trái nghĩa với trung thực là gì? (ảnh 2)

Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau rất thân, hiềm vì một người thì giàu, còn một người nghèo. Người bạn giàu có cái tên là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí Quân.

Vợ chồng Đại Phú thấy bạn nghèo thì có ý muốn giúp đỡ vốn liếng để làm ăn. Chí Quân lòng dạ ngay thẳng ngại rằng lấy tiền của bạn đem về, rủi làm ăn thất bát thì lấy đâu mà trả cho bạn. Vì vậy nên từ chối việc giúp đỡ của bạn.

Nhà Đại Phú chẳng thiếu gì của quý, nhưng lại muốn có thêm của lạ nên hôm nọ lấy năm nén vàng đưa cho một người thợ bạc đặt làm con rùa vàng. Ngày kia, Chí Quân đến thăm bạn, Đại Phú liền đem con rùa vàng ra khoe. Chí Quân xem rồi để trong một cái đĩa, đoạn cùng bạn uống rượu đến say khướt nằm ngủ quên.

Lúc bấy giờ, con trai của Đại Phú đi học ở xa về, thấy con rùa vàng lấy đem đi chơi. Đến chừng Chí Quân ra về được một lát, Đại Phú mới sực nớ tới con rùa vàng, hỏi vợ thì vợ nói không có lấy cất. Đại Phú lấy làm bối rối, chẳng lẽ nghi cho người bạn tốt của mình ăn cắp con rùa vàng?

Ngày sau, Đại Phú đến nhà Chí Quân chơi, nhân tiếc con rùa vàng có hỏi mát bạn rằng:

- Này anh, hôm trước anh có lấy con rùa vàng của tôi đem về để cho chị coi không?

Nghe vậy Chí Quân nghĩ thầm rằng: Có lẽ bạn ta nghi ta ăn cắp con rùa vàng chăng? Nhưng chẳng lẽ bảo là không lấy thì chi cho khỏi phật lòng bạn mình, nên đành nhận là có lấy.

Đại Phú mới bảo ban: - Thôi được, anh cứ giữ con rùa vàng mà chơi. Tôi xin biếu anh.

Đại Phú về rồi, vợ chồng Chí Quân lấy làm lo lắng, làm sao có con rùa vàng để trả cho bạn. Vợ chồng bàn nhau bán nhà bán cửa cho ông Phú và xin làm người hầu hạ để có đủ tiền làm con rùa vàng trả cho bạn.

Trái nghĩa với trung thực là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức, cũng như áp dụng tốt vào giải bài tập tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 55 lượt xem