Tác dụng của từ ghép Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Tác dụng của từ ghép được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Từ ghép cũng chính là một trong những phần ngữ pháp rất quan trọng của tiếng Việt. Không chỉ trong cách viết văn, cách nói mà ngay cả trong lời bài hát. Thì loại từ này cũng được trau chuốt khá kỹ lưỡng, giúp từng câu, từng câu trở nên hay hơn, có hồn hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về từ ghép các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé

Câu hỏi: Tác dụng của từ ghép

Trả lời:

Chúng có công dụng chính là giúp xác định nghĩa của các từ ngữ trong văn nói và văn viết một cách chính xác.

1. Khái niệm từ ghép

Là các từ được cấu tạo nên từ hai từ khác nhau, có nghĩa. Nó là từ phức đặc biệt được tạo nên từ những từ có mối liên hệ cùng nghĩa với nhau. Theo nguyên tắc: chúng không nhất thiết phải giống nhau về vần thì mới được cho là từ ghép.

Công dụng: Chúng có công dụng chính là giúp xác định nghĩa của các từ ngữ trong văn nói và văn viết một cách chính xác.

2. Phân loại từ ghép

Từ ghép có thể được chia thành 3 loại chính là từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ và từ ghép tổng hợp.

Từ ghép đẳng lập

- Khái niệm: từ ghép đẳng lập là loại từ ghép trong đó các tiếng đều có vai trò ngang nhau, không phân biệt đâu là tiếng chính hay đâu là tiếng phụ. Các tiếng của từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp và có thể hoán đổi vị trí các từ mà nghĩa của từ ghép đó không thay đổi.

- Ví dụ về từ ghép đẳng lập: quần áo, bạn bè, sách vở, ông bà, mưa gió, cha mẹ, chú cháu, anh em, chị em, nghĩ suy, trường lớp, trầm bổng, ước mơ, xinh đẹp, bàn ghế, vợ chồng, xóm làng, trai gái…

- Ý nghĩa từ ghép đẳng lập:

+ Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn ý nghĩa của từng tiếng trong nó.

+ Từ ghép đẳng lập sẽ có tính chất hợp nghĩa.

Từ ghép chính phụ

- Khái niệm: từ ghép chính phụ là loại từ ghép được tạo bởi 2 từ đơn trong đó có 1 tiếng giữ vai trò chính và một tiếng có vai trò phụ. Tiếng chính đứng trước mang ý nghĩa bao quát còn tiếng phụ đứng sau nhằm để làm rõ nghĩa cho tiếng chính và nó sẽ phụ thuộc vào tiếng chính.

Khi không có tiếng chính thì tiếng phụ sẽ không mang ý nghĩa rõ ràng. Với từ ghép chính phụ chúng ta không thể đảo vị trí tiếng chính và tiếng phụ với nhau vì nghĩa của từ đó sẽ thay đổi. Từ ghép chính phụ hay còn được gọi là từ ghép phân loại.

- Ví dụ về từ ghép chính phụ:

Ví dụ 1: Xe đạp là một từ ghép chính phụ trong đó tiếng chính là từ “xe”, tiếng phụ là từ “đạp” bổ sung nghĩa cho “xe”.

Ví dụ 2: Từ ghép “ông nội” trong đó tiếng chính là từ “ông”, tiếng phụ là từ “nội”. Nếu nói ngược lại thì từ này không hề mang nghĩa gì.

Ví dụ 3: Các từ ghép chính phụ khác như: xe máy, thơm phức, tàu ngầm, tàu điện, bút chì, bút mực, bà nội, bà ngoại, cây xoài, cây bưởi, cây tre, bình nước, hoa hồng, hoa mai, con gà, con chó…

- Ý nghĩa từ ghép chính phụ:

+ Tiếng phụ trong đó mang nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

+ Từ ghép đẳng lập có tính chất phân nghĩa rõ ràng.

Từ ghép tổng hợp

- Khái niệm: từ ghép tổng hợp là loại từ ghép mà nghĩa của nó nhằm biểu thị rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa từng tiếng trong từ. Mỗi từ ghép tổng hợp đều mang ý nghĩa nhất định, nhưng khi ghép 2 từ lại với nhau thì ý nghĩa của từ ghép sẽ bao quát hơn, mở rộng hơn. Từ ghép tổng hợp thường được dùng để chỉ người hoặc vật nói chung.

- Ví dụ về từ ghép tổng hợp: xa lạ, ăn uống, rộng lớn, to lớn…

3. Cách nhận biết từ ghép

Chúng ta có thể nhận biết từ ghép qua một số đặc điểm sau:

Các tiếng cấu tạo nên từ có quan hệ về nghĩa và âm thì chính là từ ghép. Ví dụ: phẳng lặng, mơ mộng,…

Trong từ chỉ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng mơ hồ về nghĩa nhưng cả 2 tiếng đều không có quan hệ về âm thì nó là từ ghép.

Trong từ có chứa yếu tố Hán Việt nhưng các tiếng đều có nghĩa thì nó là từ ghép. Cho dù từ này có hình thức giống từ láy thì nó vẫn là từ ghép.

Những từ có ý nghĩa bao trùm hoặc phân loại như: ăn uống, sách vở, hạt ngô,… thì là từ ghép.

4. Sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép là gì?

Từ láy và từ ghép đều là các dạng đặc biệt của từ phức. Vậy giữa hai từ loại này có điểm gì giống nhau và khác nhau? Cùng tìm hiểu nhé!

Từ ghép

Từ láy

Giống nhau

- Đều là những từ được cấu tạo từ 2 tiếng trở lên.

- Một số từ ghép khá giống với từ láy nếu nó có một tiếng có nghĩa và một tiếng mờ nghĩa. Ví dụ: thơm ngát.

- Một số từ ghép có lặp lại phụ âm giống như từ láy nhưng không phải từ láy. Ví dụ: thúng mủng,…

Khác nhau

- Các tiếng tạo thành từ ghép đều có nghĩa và có mối quan hệ với nhau về nghĩa.

- Khi đảo vị trí trật tự các tiếng trong từ ghép thì nó vẫn có nghĩa.

- Từ phức có một trong hai thành phần cấu tạo là từ Hán Việt thì chắc chắn là từ ghép.

- Các tiếng tạo thành từ ghép không có sự liên quan đến nhau về âm. (một số trường hợp cũng có nhưng rất ít).

- Chỉ có một tiếng tạo thành có nghĩa hoặc có thể cả hai tiếng tạo thành từ láy đều không có nghĩa.

- Các tiếng tạo thành từ láy thường có sự giống nhau về âm (có thể là giống phần âm, phần vần hoặc giống nhau toàn bộ).

- Khi đảo vị trí của các tiếng cấu tạo nên từ láy thì từ láy sẽ không có ý nghĩa.

Tác dụng của từ ghép được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố thêm kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 44 lượt xem