Đặt câu với từ vi vu? Tiếng Việt lớp 4

  • 2 Đánh giá

Đặt câu với từ vi vu? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài học hôm nay hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, cụ thể, hi vọng sẽ giúp các em nắm chắc bài, qua đó học sinh tìm hiểu thêm về các thành phần chính trong câu, thành phần chủ ngữ trong câu, thành phần vị ngữ trong câu, các em tìm hiểu thêm nội dung dưới đây nhé.

Câu hỏi: Đặt câu với từ vi vu?

Trả lời:

1. Tiếng gió thổi vi vu.

2. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

3. Tiếng sáo diều vi vu trên bầu trời.

4. Phạm vi 1 km nhà Phong Vu Tu là phạm vi hành động

5. Tôi sẽ cùng anh đi vi vu khắp nơi.

6. Giờ anh có thể lướt vi vu được rồi, Charlie.

7. Họ bị vu khống là có hành vi gian dối.

8. Mình sẽ dắt xe vi vu khắp phố vào ngày mai.

9. Hiếu đạo tẫn vu đình vi mông thánh tâm chi từ ái.

10. Hai cụ nhà anh sẽ về sau 1 tuần sau chuyến buýt vi vu bốn phương.

11. Tóm lại, chuyến vi vu này sẽ ngốn của anh tầm 52000 đô, nên... có đáng không đây?

1. Các thành phần chính trong câu

Câu được phân tích ra thành nhiều thành phần, trong đó có những thành phần chính và những thành phần phụ.

Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp trong câu có 3 thành phần chính gồm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong đó:

+ Thành phần chính: là chủ ngữ và vị ngữ là bắt buộc phải có mặt trong câu.

+ Thành phần phụ: Trạng ngữ không bắt buộc có mặt trong câu.

Ví dụ: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

Trong đó:

+ Chẳng bao lâu: là trạng ngữ.

+ Tôi: là chủ ngữ

+ Đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: là vị ngữ.

Nếu bỏ thành phần trạng ngữ thì câu trong ví dụ trên “Tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” vẫn có nghĩa.

Nếu lược bỏ thành phần chủ ngữ thì câu “Chẳng bao lâu, đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” không có nghĩa gì vì không tồn tại chủ ngữ.

Hoặc nếu lược bỏ thành phần vị ngữ “Chẳng bao lâu, tôi” cũng không mang bất kỳ ý nghĩa nào.

2. Thành phần chủ ngữ trong câu

Vai trò của chủ ngữ trong câu

a. Chủ ngữ nêu lên tên của sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.

Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, nhìn hoàng hôn xuống.

Chủ ngữ: “Tôi” có hành động nêu ở vị ngữ.

Ví dụ 2: Nắng vàng rực rỡ trên sườn đồi.

Chủ ngữ “ nắng vàng” là hiện tượng có đặc điểm nêu ở vị ngữ.

b. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “ ai?, cái gì?, con gì?”

Ví dụ 1: Con chim đang hót trên cành cây.

Chủ ngữ “ con chim” trả lời cho câu hỏi con gì đang hót trên cành cây.

Ví dụ 2: Gia Bảo là học sinh hát hay nhất lớp.

Chủ ngữ “ Gia Bảo” trả lời cho câu hỏi ai hát hay nhất lớp.

* Cấu tạo của chủ ngữ trong câu

Chủ ngữ có thể cấu tạo từ các thành phần gồm:

- Chủ ngữ là đại từ trong câu, các đại từ phổ biến như “ tôi, Anh, Chị, chúng tôi, chúng mình, Ông, Bà, Cha, Mẹ…”

Ví dụ:

+ Anh ấy hát rất hay.

+ Hôm nay, chúng mình sẽ đi xem phim.

+ Bà có mái tóc bạc phê.

+ Mẹ là người quan tâm mình nhiều nhất.

- Chủ ngữ là danh từ trong câu.

Ví dụ:

+ Pari là thủ đô nước Pháp.( chủ ngữ là danh từ riêng)

+ Điện thoại là phương tiện để con người liên lạc với nhau ( Điện thoại là danh từ chỉ đồ vật)

+ Sợi dây này được làm từ cao su ( Sợi dây là danh từ chỉ đơn vị).

- Chủ ngữ là động từ trong câu.

Ví dụ: Học tập là nhiệm vụ của học sinh.

- Chủ ngữ là tính từ trong câu

Ví dụ: Trung thực là một đức tính tốt.

- Trong một câu có thể có 1 hoặc nhiều chủ ngữ.

3. Thành phần vị ngữ trong câu

Đặc điểm của vị ngữ

a. Vị ngữ kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian đứng trước nó như các từ: đã, sẽ, đang, từng, mới, sắp …

Ví dụ:

+ Tôi sẽ học thật giỏi để cha mẹ tự hào.

+ Trâm Anh từng là một học sinh giỏi trong lớp.

+ Mẹ đang nấu ăn.

+ Bố sắp đi công tác xa nhà.

+ Bích Phương mới mua một chiếc điện thoại mới.

Tùy ý nghĩa, đối tượng, trường hợp giao tiếp mà chúng ta thêm các phó từ trước vị ngữ một cách thích hợp.

b. Vị ngữ trả lời các câu hỏi như “là gì?, làm gì?, như thế nào?”

Ví dụ:

+ Trả lời câu hỏi là gì?

+ Trâm Anh là gì?

+ Câu trả lời: Trâm Anh là một học sinh giỏi trong lớp.

+ Trả lời câu hỏi làm gì?

+ Mai đang làm gì?

+ Câu trả lời: Mai đang học bài.

Cấu tạo của vị ngữ

Thường là danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ trong câu.

Trong một câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ

Ví dụ 1:

+ Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

Trong câu các vị ngữ gồm:

Nằm sát bên bờ sông: vị ngữ có cấu tạo là một cụm động từ.

Ồn ào, đông vui, tấp nập: 3 vị ngữ này có cấu tạo là tính từ.

Ví dụ 2:

+ Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam có cấu tạo là một cụm danh từ.

Đặt câu với từ vi vu? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời áp dụng tốt vào giải bài tập liên quan đến thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 1.021 lượt xem