Ví dụ từ láy toàn bộ Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Ví dụ từ láy toàn bộ được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, dễ hiểu, hy vọng sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn. Các em tham khảo thêm định nghĩa từ láy, từ láy dùng để làm gì và phân biệt từ ghép và từ láy trong tiếng Việt. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo thêm nhé

Câu hỏi: Ví dụ từ láy toàn bộ

Trả lời:

Hồng hồng, tím tím, xanh xanh, ào ào, luôn luôn,…

1. Định nghĩa từ láy là gì?

Từ láy là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên, các tiếng có cấu tạo giống nhau về chỉ nguyên âm hoặc phụ âm, hay có thể giống nhau cả nguyên âm và phụ âm. Trong các tiếng tạo nên từ láy có thể có 1 tiếng không mang ý nghĩa gì hoặc cả 2 từ đều không có nghĩa nhưng khi được ghép với nhau thành một từ có nghĩa.

Từ láy thường từ ở trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc láy vần của tiếng gốc.

Ví dụ: Lấp lánh, tròn trịa, lung linh, lan man,…

Ví dụ từ láy toàn bộ

2. Từ láy dùng để làm gì?

Từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và các tác phẩm thơ ca cũng như văn học để tăng thêm sự nhấn mạnh khi mô tả vẻ đẹp của sự vật, con người. Nó cũng được sử dụng để diễn tả cảm xúc, tâm trạng một cách mãnh liệt hơn.

Ví dụ: Anh ta cảm thấy rất tức tối.

“Tức tối” ở đây chính là từ láy của “tức”. Từ “tối” hoàn toàn không có nghĩa trong ngữ cảnh này. Ta có thể thấy sắc thái của câu xấu đi vì dùng từ ghép thay cho từ đơn.

3. Phân loại từ láy

Từ láy toàn bộ

Từ láy toàn bộ là những từ có các tiếng lặp lại cả âm và vần của tiếng kia.

Ví dụ:

Trăng trắng, mơn mởn, đo đỏ, hồng hồng, ào ào, hằm hằm, lanh lảnh, thoang thoảng…: đây là từ láy toàn bộ có thay đổi thanh sắc cuối để nghe hài hòa hơn.

Xa xa, xanh xanh, hồng hồng, rưng rưng…: đây là từ láy toàn bộ để tạo cảm giác mạnh hơn.

Ví dụ khác: ào ào, luôn luôn, xa xa, dành dành, xanh xanh, hằm hằm, khom khom…

Một số từ láy khác có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu.

Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận bao gồm:

+ Láy âm (nguyên âm): là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ:

- Long lanh: láy âm đầu là “l”

Thoang thoảng: láy âm đầu là “th”

Mênh mang, mênh mông: láy âm đầu là “m”

Ví dụ khác: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác,mới mẻ, mênh mông, móm mém, máy móc, miên man, nhỏ nhắn, tròn trĩnh, gầy guộc, mếu máo

+ Láy vần (phụ âm): là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ:

Tím lịm: láy vần “im”

Liêu xiêu: láy vần “iêu”

Tào lao: láy vần “ao”

Ví dụ khác: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…

4. Phân biệt từ ghép và từ láy trong Tiếng Việt

Các cụ ta đã có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” để cho thấy sự phong phú cũng như phức tạp trong ngữ nghĩa, cấu trúc của tiếng Việt. Bên cạnh đó, sự chuyển hóa qua lại giữa từ ghép và từ láy cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho các em học sinh khi phân biệt từ láy và từ ghép.

Phân biệt từ láy và từ ghép

Dưới đây là tổng hợp các cách để nhận biết một từ là từ láy hay từ ghép để các em học sinh cùng phụ huynh tham khảo.

Cách phân biệt

Từ ghép

Từ láy

Trong từ có chứa từ Hán Việt

Chắc chắn đây là từ ghép, không cần để ý có sự lặp âm hay lặp vần hay không.

Ví dụ: hoan hỉ, nghe có vẻ giống từ láy nhưng thật ra nó là một từ gốc từ tiếng Hán 喜歡 (xǐhuān) nghĩa là sự vui mừng.

Không phải là từ láy.

Ý nghĩa của mỗi từ cấu tạo nên từ phức

Các từ cấu tạo nên từ ghép luôn có quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau. Khi được tách riêng ra, chúng vẫn có nghĩa.

Ví dụ: xa lạ, nghĩa là xa xôi và lạ lẫm.

Các từ cấu tạo nên 1 từ láy chỉ có 1 từ có nghĩa hoặc cả 2 từ khi tách riêng ra đều không có nghĩa.

Ví dụ: xa xăm, chỉ có từ “xa” có nghĩa, từ “xăm” có nghĩa không liên quan trong ngữ cảnh nên đây là từ láy.

Sự lặp lại về phần vần, phần âm.

Từ ghép thường là không có sự lặp lại về phần vần, phần âm. Một số ít trường hợp trùng hợp thì cũng có sự lặp lại.

Ví dụ: trái cây, bạn bè,…

Từ láy có sự lặp lại phần vần hoặc phần âm hoặc lặp lại cả phần vần và âm.

Ví dụ: muộn màng (lặp âm), căng thẳng (phần vần), tim tím (lặp lại cả âm và vần),…

Thử đảo vị trí của các từ đơn trong từ phức

Khi đảo vị trí của các từ cấu thành, từ ghép vẫn có ý nghĩa cụ thể.

Ví dụ: từ ghép “bạn bè” khi đảo vị trí thành “bè bạn” thì nó vẫn mang ý nghĩa như vậy.

Khi đảo trật từ các tiếng trong từ láy, từ đó sẽ không còn mang ý nghĩa.

Ví dụ: từ láy “xấu xí” khi đảo vị trí thành “xí xấu” thì không có ý nghĩa nào cả.

Ví dụ từ láy toàn bộ được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm được nội dung của bài, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 183 lượt xem