Gò đống là từ ghép gì Tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Gò đống là từ ghép gì được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu này hướng dẫn các em trả lời caauhoir gò đống là từ ghép gì, ngoài ra giúp các em nắm chắc khái niệm của từ ghép, từ láy qua đó biết các phân biệt từ ghép, từ láy. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Gò đống là từ ghép gì

Trả lời:

Gò đống là từ ghép tổng hợp.

I. Khái niệm từ ghép, từ láy

Gò đống là từ ghép gì

1. Từ ghép

Từ ghép được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau

VD: hoa cúc, cái bàn, trung hậu, trung tâm, cuốn sách,…

2. Từ láy

Từ láy được tạo bằng cách phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.

VD: rung rinh, ầm ầm, lao xao, ….

a. Phân loại từ ghép

Từ ghép được phân làm hai loại:

- Từ ghép tổng hợp: có nghĩa tổng mang nghĩa bao quát một nhóm sự vật có đặc điểm chung nào đó

VD: bánh trái, xe cộ, máy móc, chim chóc,…

- Từ ghép phân loại: chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất

VD: bánh nếp, chim yến, xe máy, đường sắt, máy khâu,…

b. Phân loại từ láy

Từ láy được phân làm ba loại:

- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: rung rinh, lung linh, long lanh, mong manh…

- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lao xao, lênh khênh, ngông nghênh,….

- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: xinh xinh, tim tím, …

II. Bài tập về từ ghép, từ láy

Câu 1: So sánh hai từ ghép sau đây:

- Bánh trái (chỉ chung các loại bánh)

- Bánh rán (chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp thường có nhân rán chín giòn)

a. Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung)?

b. Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất)?

Trả lời:

Trong hai từ bánh trai và bánh rán thì:

- "Bánh trái" là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Vì nó dùng để chỉ chung cho tất cả các loại bánh.

- "Bánh rán" là từ ghép có nghĩa phân loại. Vì nó chỉ một loại bánh cụ thể trong tất cả các loại bánh nhằm phân biêt, với các loại bánh khác như "bánh đúc", "bánh trôi nước "v.v

Câu 2: Viết các từ ghép (được in đậm) trong những câu dưới đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép:

a. Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đạp trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.

Theo Tô NGỌC HIẾN

b. Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi non. Những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.

Từ ghép có nghĩa tổng hợp

M: Ruộng đồng

Từ ghép có nghĩa phân loại

M: Đường ray

Trả lời:

Từ ghép có nghĩa tổng hợp

ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.

Từ ghép có nghĩa phân loại

xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay.

Câu 3: Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp :

Cây nhút nhát

Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

a. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.

b. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.

c. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.

Trả lời:

a. Từ láy hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.

b. Từ láy hai tiếng giống nhau ở vần: lạt xạt, lao xao.

c. Từ láy hai tiếng giống nhau ở âm đầu và vần: rào rào, he hé.

III.Cách phân biệt từ ghép và từ láy

1. Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng, buôn bán nhỏ nhẹ, hốt hoảng,...

2. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

Ví dụ: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...

3. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.

Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,...

Lưu ý: Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại (tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép (T.G hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại (tách ra một trang thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự lí giải). Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.

4. Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.

Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...

5. Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).

Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...

6. Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q; ng/ngh; g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.

Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...

Lưu ý: trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng HS rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số từ cho HS ghi nhớ.

Ví dụ: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực,....

7. Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như: tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như: mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu học (H.S có hỏi thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).

8. Từ ghép Tổng hợp và từ ghép Phân loại:

- Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người (hoặc vật) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Ví dụ:

+ Xa lạ (xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết.

+ Sách vở (sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp: sách và vở)

+ Ăn uống (ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp: nói về việc ăn và uống)

- Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người (hay vật) thì đó là từ ghép phân loại. Ví dụ:

+ Hạt thóc (hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với: hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê ...)

+ Bà nội (bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với: bà ngoại, bà dì ....)

+ Bài học (bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với: bài làm, bài tập ...)

Gò đống là từ ghép gì được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 278 lượt xem